Chuyển đến nội dung chính

Làm thế nào để người nước ngoài mua nhà được tại Việt Nam?


Hiện nay, số lượng người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam tương đối nhiều. Tuy nhiên, các vấn đề về nhà ở, quyền sở hữu nhà ở tại nước ta dành cho cư dân nước ngoài vẫn còn khá nhiều điều hạn chế.

Để sở hữu hợp pháp nhà ở tại Việt Nam, người nước ngoài phải đáp ứng đủ một số điều kiện. Mặc dù đã có phần dễ dãi hơn so với thời điểm vài năm về trước. Tuy nhiên, những vấn đề đang được thắt chặt vẫn vô tình gây ra những rào cản nhất định với một số bộ phận người nước ngoài có nhu cầu sinh sống và làm việc lâu dài tại nước ta.

người nước ngoài mua nhà tại việt nam được không
Làm thế nào để mua được nhà tại Việt Nam đối với người nước ngoài?
Bức tranh tổng thể

Sức hút của Việt Nam đến nhiều từ nền văn hóa, ẩm thực, con người, chính trị hay tiềm năng kinh tế… đã khiến số lượng người nước ngoài đổ về sinh sống và làm việc tại nước ta tăng dần đều theo mỗi năm

Theo thống kê từ năm 2018, Việt Nam chúng ta đang có khoảng hơn 90 nghìn lao động nước ngoài.
 Số lượng người nước ngoài tại Việt Nam

Trong số này thì đa phần đều giữ những chức vụ quan trọng trong doanh nghiệp, công ty. Phần còn lại bao gồm:

Những người làm việc trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

Chuyên viên từ trung cấp đến cao cấp đang làm việc trong các công ty, doanh nghiệp có văn phòng, khu chế xuất tại Việt Nam

Những nhà đầu tư, kinh doanh nhỏ

Và bộ phận người nước ngoài kết hôn với người có quốc tịch và sinh sống tại Việt Nam…

Rõ ràng, số lượng người nước ngoài đang có nhu cầu ổn định về nhà ở tại nước ta là không hề nhỏ. 

Một phân khúc quá tiềm năng chưa được chú trọng quá nhiều… Những rào cản về pháp lý khiến không phải bất cứ người nước ngoài nào cũng đủ điều kiện sở hữu hợp pháp một căn nhà tại Việt Nam.

dân số nước ngoài tại việt nam
Rất đông người dân nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam
Thông thường, một số người sẽ áp dụng giải pháp là nhờ người khác ( người thân, quen ) tại Việt Nam đừng tên giúp. Đây là con đường tắt đơn giản nhất nhưng thực tế thì nó cũng không hề tối ưu một chút nào nếu vô tình những tranh chấp nỗ ra….

Vậy thì hiện nay, để sở hữu một căn nhà tại Việt Nam. Người nước ngoài cần phải đáp ứng những điều kiện nào?


Điều kiện để người nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam

Dựa theo khoản 1 Điều 159 Luật Nhà ở 2014 thì đây là những đối tượng người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

 Điều kiện nào để người nước ngoài mua được nhà ở tại Việt Nam?

– Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan;

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.

– Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Hình thức sở hữu nhà ở của người nước ngoài:

Theo khoản 2 Điều 159 Luật Nhà ở 2014, tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau:

– Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật có liên quan;

– Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

=>> Như vậy, người nước ngoài chỉ được mua, thuê mua nhà ở là căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, chứ không được mua ngoài khu vực này.

chính sách nhà ở cho người nước ngoài tại việt nam
Có nên cởi mở hơn trong chính sách nhà ở với người nước ngoài
** – Người nước ngoài không được mua nhà ở riêng lẻ ngoài khu vực dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại như nhà mặt phố hoặc trong khu dân cư (không nằm trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại) mà người Việt Nam chuyển nhượng.

Những lợi ích lớn cần phải nhìn nhận

Dễ thấy, chính sách về nhà ở dành cho người nước ngoài ở Việt Nam mặc dù đã được nới lỏng hơn so với thời điểm vài năm trước đây. Song nó cũng còn đó những rào cản nhất định

 Việt Nam có nên thông thoáng hơn trong chính sách nhà ở cho người nước ngoài

Rõ ràng chúng ta cần phải nhìn nhận thực tế những lợi ích đến từ số lượng và chất lượng cư dân nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại nước ta.

Việc cởi mở hơn trong chính sách về nhà ở sẽ tạo điều kiện tốt hơn dành cho người lao động nước ngoài. Từ đó có thể thúc đẩy được sự đi lên của kinh tế Việt Nam nói chung và nền kinh tế bất động sản nói riêng. Cũng đừng quên, đa phần cư dân nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam luôn có mức thu nhập trung bình tương đối cao.

Edureal – The Academy of Experts

Tham khảo khóa đào tạo CEO bất động sản chuyên nghiệp tại Edureal


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thị trường bất động sản tiềm năng cho các nhà đầu tư nhỏ - nhà phố giá rẻ

Phân khúc bất động sản nhà phố giá rẻ vẫn đang trở thành giải pháp khá an toàn và khả thi dành cho những nhà đầu tư nhỏ tại thị trường Việt Nam hiện nay. Sự tăng trưởng mạnh mẽ về dẫn số ở các thành phố lớn như TPHCM, Đà Nẵng hay Hà Nội chắc chắn sẽ kéo theo sự bùng nổ về nhu cầu nhà ở, nơi mà chắc chắn phân khúc giá rẻ dao động tầm 1-3 tỷ sẽ lên ngôi. Đây sẽ là cơ hội không thể tốt hơn dành cho những nhà đầu tư nhỏ mới chấp chững bước chân vào thế giới bất động sản thể hiện. Nhà phố giá rẻ vẫn đang là một phân khúc rất đáng để khai thác Cơ hội cho những nhà đầu tư nhỏ? " Mảnh đất hái ra tiền " dành cho những nhà đầu tư không quá chuyên nghiệp. Nơi mà những chuyên gia về ngân hàng, kỹ sư, kế toán, Marketing... phát triển khả năng trong ngành kinh tế bất động sản giống như một "nghề tay trái" đúng nghĩa. Quy trình đầu tư sẽ diễn ra như sau: Tìm kiếm sản phẩm ( phải đáp ứng những tiêu chí nhất định ) =>> Thẩm định giá =>> Đàm phán mua nhà =&g

Đa số người môi giới BDS thất nghiệp vì 4 lý do sau

Không thể phủ nhận, môi giới bất động sản là một ngành nghề hái ra tiền trong thời buổi hiện nay. Tuy nhiên, có thể các bạn chưa biết. Để “gặp gỡ” được một chuyên viên thành công thì thị trường đã phải chứng kiến không thể thấp hơn hàng trăm chuyên viên đã phải “rời cuộc “. Vậy thì câu hỏi đặt ra, là tại sao mức độ đào thải của ngành môi giới bất động sản lại cao đến vậy? Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về 4 nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp phổ biến đến từ các chuyên viên môi giới bất động sản. 1. Không có chuyên môn Việc các doanh nghiệp BDS tạo đầu vào cực dễ đã vô tình khiến chất lượng chuyên môn của những chuyên viên môi giới trở nên ” tệ hại ” hơn bao giờ hết. Và đó cũng chính là một trong những nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng đến mức độ đào thải của ngành. Đa phần những chuyên viên môi giới BDS hiện nay tại các doanh nghiệp đều không được đào tạo bài bản. Thứ mà họ có được để hành nghề, đó chính xác chỉ là những kiến thức đ

10 điều răn người hành nghề môi giới bất động sản phải nhớ - phần 1

Mỗi một ngành nghề đều có những chuẩn mực và giá trị riêng. Chính những chuẩn mực nghề nghiệp là kim chỉ nam để định hướng cho bạn biết những điều nên và không nên làm trong lúc thực thi trách nhiệm tư vấn, bán hàng của bạn Dưới đây, trích từ cuốn sách "Bậc Thầy Môi Giới Địa Ốc" của Henry Huỳnh Anh Dũng, thành viên CRS Hoa Kỳ. Học viện Edureal sẽ dẫn ra 10 điều răn đối với các chuyên viên môi giới địa ốc như sau: =>> Tham khảo, các khóa học môi giới bất động sản tại học viện EDUREAL Những điều răn dành cho các chuyên viên môi giới... Luôn tư duy tích cực Một tâm hồn lạc quan với tư duy tích cực là hai yếu tố giúp bạn tồn tại và phát triển trên con đường môi giới bất động sản này. Những cái lắc đầu từ chối thường xuyên của khách hàng, những giao dịch gần đến giai đoạn kết thúc lại bị hủy bỏ hay những giai đoạn túng thiếu của những sai lầm kinh doanh, đầu tư... Thì bạn hãy nhớ rằng, đó là những chuyên hết sức bình thường khi bạn muốn dấn thân vào con đường kinh doa