Chuyển đến nội dung chính

Thời kỳ hỗn loạn của người hành nghề môi giới bất động sản

Mặc dù đã có rất nhiều so với thời điểm vài năm trước đây với nghị định 153/2007/ND-CP ban hành 15/10/2007 của Chính Phủ về việc công nhận nghề môi giới bất động sản. Song, sau hơn 12 năm thì bức tranh tổng thể về thị trường môi giới BDS tại nước ta vẫn đang để lại khá nhiều những vấn đề bất cập

Chúng ta hoàn toàn không khó để bắt gặp những vấn đề nhức nhối được gây ra bởi bộ phận "cò đất", những bộ phận mà theo đa phần quan niệm đều đánh đồng với các chuyên gia hành nghề môi giới chân chính

Những tư duy hành nghề kém chuyên nghiệp hay thậm chí là lừa đảo, làm giá, quảng bá sai sự thật.... đã và đang vô tình gây ra sự hỗn loạn cực độ cho thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay

Chân dung người hành nghề môi giới bất động sản chân chính

Trong khi tại các thị trường nước ngoài, người hành nghề MG BDS phải trải qua các khóa trường lớp, kỳ thi sát hạch... mới đủ điều kiện hành nghề.

Thì lạ lẫm thay khi ở Việt Nam, một thanh niên chưa học hết cấp 2, một ông chú chạy xe ôm hay một bà chị bán hàng rong... cũng có thể tự nhận mình là một người môi giới bất động sản. Rõ ràng, các cơ quan quản lý có thẩm quyền đang nới lõng quá mức tầm hoạt động của các nhóm đối tượng "tay ngang" này

môi giới bất động sản hỗn loạn
Môi giới bất động sản Việt Nam thời loạn
Trong một bài viết trước, chúng tôi có đề cập đến 2 hình thức hoạt động môi giới chính tại nước ta. Các bạn có thể tham khảo lại bài viết tại đây

Vậy thì câu hỏi đặt ra, thế nào mới được xem là một chuyên viên môi giới bất động sản chân chính tại Việt Nam, trong bối cảnh đang không có quá nhiều những khóa đào tạo, trường lớp chính quy chuyên sâu?

Để xứng đáng được xếp vào hàng ngũ những chuyên viên môi giới bất động sản. Bắt buộc người hành nghề phải có những kỹ năng, kiến thức chuyên ngành. Đó là điều bắt buộc. Ngoài ra, khả năng giao tiếp, đàm phán, lên kế hoạch, tác phong, ngôn ngữ... cũng là những yếu tố mà bắt buộc những chuyên viên phải có. Tất nhiên, chúng ta sẽ không thể nào bỏ qua một yếu tố, một giá trị cốt lõi của một người hành nghề môi giới nhà đất chân chính, đó là đạo đức nghề nghiệp. Cái thứ mà gần như 90% nhóm "cò nhà đất" đang vô tình bỏ quên...

Vai trò nào đến từ các cơ quan có thẩm quyền?

Có một vấn đề đang để lại khá nhiều những thắc mắc:

Đó là tại sao giáo trình đào tạo bất động sản từ năm 2007 đến nay là 2020 vẫn được áp dụng?

Rõ ràng, thị trường bất động sản nước ta thời điểm hiện tại đã và đang thay đổi quá nhiều so với thời điểm 5 năm trước chứ chưa nói gì đến 2007. Rõ ràng, việc thay đổi giáo trình phù hợp, đi theo thực tế đang là một trong những vấn đề cấp bách mà các cơ quan quản lý có thẩm quyền cần phải giải quyết

Ngoài ra, một thống kê cũng chỉ ra được rằng hiện nay. Việt Nam ta có hơn 90% người hành nghề môi giới bất động sản hoàn toàn không có chứng chỉ hành nghề. Tức là gần như họ chưa hề trải qua bất kỳ một khóa đào tạo chuyên sâu nào. Lại là một sự lỏng lẻo lớn đến từ các cơ quan quản lý...
Nhưng làm thế nào để giải quyết được tình trạng nói trên.

cò đất tại nước ta
Hình ảnh cò nhà đất tại nước ta
Đây sẽ là một số gợi ý:

1. Nên có thông báo và truyền thông đến cộng đồng nói “không” với người không có chứng chỉ hành nghề khi họ có nhu cầu liên quan đến BĐS.

2. Cập nhật ngay giáo trình đào tạo môi giới BĐS cho phù hợp với thực tế.

3. Rà soát lại những đơn vị được cấp giấy phép đào tạo hiện nay trên cả nước nhằm phát hiện những đơn vị không đủ điều kiện đào tạo và có xu hướng “thương mại hóa” việc cấp giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.

4. Hợp đồng giao dịch BĐS chỉ có giá trị khi có chủ thể thứ ba là công ty BĐS và người hành nghề có mã số hành nghề trên giấy phép được ghi trong hợp đồng.

5. Kiểm tra thường xuyên, định kỳ và vào cuộc quyết liệt của các cơ quan quản lý mới hy vọng cải thiện được tình trạng người hành nghề “lụi” như hiện nay.

6. Nên chăng có con số cụ thể những người hành nghề không giấy phép trên toàn quốc? (điều này thật sự không khó)
7. Phạt thật nặng những người hành nghề không có giấy phép hành nghề.

=>> Tham khảo, chứng chỉ hành nghề môi giới BDS học ở đâu ?

Thị trường BDS nước ta hiện nay vẫn đang trong quá trình phát triển mạnh. Tất nhiên, vẫn còn đó một số vấn đề cần phải giải quyết nếu muốn sánh kịp với nền kinh tế bất động sản tại các thị trường phát triển
Edureal - The Academy of Experts

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thị trường bất động sản tiềm năng cho các nhà đầu tư nhỏ - nhà phố giá rẻ

Phân khúc bất động sản nhà phố giá rẻ vẫn đang trở thành giải pháp khá an toàn và khả thi dành cho những nhà đầu tư nhỏ tại thị trường Việt Nam hiện nay. Sự tăng trưởng mạnh mẽ về dẫn số ở các thành phố lớn như TPHCM, Đà Nẵng hay Hà Nội chắc chắn sẽ kéo theo sự bùng nổ về nhu cầu nhà ở, nơi mà chắc chắn phân khúc giá rẻ dao động tầm 1-3 tỷ sẽ lên ngôi. Đây sẽ là cơ hội không thể tốt hơn dành cho những nhà đầu tư nhỏ mới chấp chững bước chân vào thế giới bất động sản thể hiện. Nhà phố giá rẻ vẫn đang là một phân khúc rất đáng để khai thác Cơ hội cho những nhà đầu tư nhỏ? " Mảnh đất hái ra tiền " dành cho những nhà đầu tư không quá chuyên nghiệp. Nơi mà những chuyên gia về ngân hàng, kỹ sư, kế toán, Marketing... phát triển khả năng trong ngành kinh tế bất động sản giống như một "nghề tay trái" đúng nghĩa. Quy trình đầu tư sẽ diễn ra như sau: Tìm kiếm sản phẩm ( phải đáp ứng những tiêu chí nhất định ) =>> Thẩm định giá =>> Đàm phán mua nhà =&g

Đa số người môi giới BDS thất nghiệp vì 4 lý do sau

Không thể phủ nhận, môi giới bất động sản là một ngành nghề hái ra tiền trong thời buổi hiện nay. Tuy nhiên, có thể các bạn chưa biết. Để “gặp gỡ” được một chuyên viên thành công thì thị trường đã phải chứng kiến không thể thấp hơn hàng trăm chuyên viên đã phải “rời cuộc “. Vậy thì câu hỏi đặt ra, là tại sao mức độ đào thải của ngành môi giới bất động sản lại cao đến vậy? Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về 4 nguyên nhân dẫn đến tình trạng thất nghiệp phổ biến đến từ các chuyên viên môi giới bất động sản. 1. Không có chuyên môn Việc các doanh nghiệp BDS tạo đầu vào cực dễ đã vô tình khiến chất lượng chuyên môn của những chuyên viên môi giới trở nên ” tệ hại ” hơn bao giờ hết. Và đó cũng chính là một trong những nguyên nhân lớn nhất ảnh hưởng đến mức độ đào thải của ngành. Đa phần những chuyên viên môi giới BDS hiện nay tại các doanh nghiệp đều không được đào tạo bài bản. Thứ mà họ có được để hành nghề, đó chính xác chỉ là những kiến thức đ

10 điều răn người hành nghề môi giới bất động sản phải nhớ - phần 1

Mỗi một ngành nghề đều có những chuẩn mực và giá trị riêng. Chính những chuẩn mực nghề nghiệp là kim chỉ nam để định hướng cho bạn biết những điều nên và không nên làm trong lúc thực thi trách nhiệm tư vấn, bán hàng của bạn Dưới đây, trích từ cuốn sách "Bậc Thầy Môi Giới Địa Ốc" của Henry Huỳnh Anh Dũng, thành viên CRS Hoa Kỳ. Học viện Edureal sẽ dẫn ra 10 điều răn đối với các chuyên viên môi giới địa ốc như sau: =>> Tham khảo, các khóa học môi giới bất động sản tại học viện EDUREAL Những điều răn dành cho các chuyên viên môi giới... Luôn tư duy tích cực Một tâm hồn lạc quan với tư duy tích cực là hai yếu tố giúp bạn tồn tại và phát triển trên con đường môi giới bất động sản này. Những cái lắc đầu từ chối thường xuyên của khách hàng, những giao dịch gần đến giai đoạn kết thúc lại bị hủy bỏ hay những giai đoạn túng thiếu của những sai lầm kinh doanh, đầu tư... Thì bạn hãy nhớ rằng, đó là những chuyên hết sức bình thường khi bạn muốn dấn thân vào con đường kinh doa